#

Lý giải 10 âm thanh kỳ lạ phát ra từ cơ thể

Đăng bởi: Admin

(Life - Now Let Us)

1. Tiếng ngáy

Ngáy là tiếng ồn xảy ra trong lúc ngủ. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua mũi, họng hoặc miệng làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo ra tiếng ngáy. Tiếng ngáy thường chỉ gây khó chịu cho người ngủ cùng.


Tuy nhiên, hãy khám bác sỹ nếu bạn có dấu hiệu thở hổn hển vào ban đêm, thức dậy trong khi cơ thể ướt đẫm mồ hôi, hoặc cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Nếu những rối loạn này diễn ra liên tục nó sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và đột quỵ.

Bạn có thể sử dụng máy CPAP (máy thở áp lực dương liên tục) giúp mở đường hô hấp trong khi ngủ. Trong trường hợp không có kết quả, bạn cần được tiến hành giải phẫu để mở rộng đường họng.

2. Tiếng kêu răng rắc, lạo xạo từ đầu gối và mắt cá chân

Những âm thanh này thường là dấu hiệu cho thấy: Hệ thống dây chằng bao khớp bị kéo căng đột ngột, hoặc trật khớp.

Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ nếu bạn thấy đau, sưng hoặc một số triệu chứng khác làm hạn chế các hoạt động trong thể dục, thể thao của bạn.

Đau đầu gối và đau mắt cá chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc hoặc giãn dây chằng. Loại bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở những người cao tuổi.

3. Tiếng réo ùng ục, óc ách từ dạ dày

Khi thức ăn trong dạ dày được đẩy hết xuống ruột sẽ là lúc dạ dày của bạn trải qua một loạt các cơn co bóp cường độ cao, quá trình này thường tạo ra tiếng kêu. Và tiếng ùng ục có thể sẽ hết sau khi bạn có một bữa ăn nhẹ.

Tuy nhiên, hãy đi khám nếu dạ dày của bạn ‘kêu’ lên và đi kèm với cảm giác đau, sưng, đặc biệt là khi bạn ấn vào bụng. Nguyên nhân là do ruột của bạn có thể co bóp quá nhiều hoặc quá ít, hay do thức ăn bị ứ trệ trong dạ dày, lúc này bạn cần phải được tiến hành phẫu thuật.

4. Tiếng kêu răng rắc từ khớp

Đấy là dấu hiệu cho thấy sụn khớp bị viêm hoặc đã thoái hóa. Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt của xương, có tác dụng bảo vệ và đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương. Nếu sụn bị thoái hóa, nó tạo ra một bề mặt thô ráp, thậm chí khiến các phần của xương bị lộ ra. Khi các bộ phận này tiếp xúc, chà xát với nhau, âm thanh phát ra chính là dấu hiệu của viêm khớp mà phổ quát nhất ở đầu gối và cổ.

Thật không may, một khi người ta nhận ra được điều đó, thật khó để có biện pháp chận quá trình thoái hóa của sụn khớp. Viêm xương khớp do gene quy định, chúng ta chỉ có khả năng giảm một phần triệu chứng nhờ tự kiểm soát trọng lượng cơ thể.

5. Tiếng kêu rắc rắc từ xương hàm


Nếu tiếng kêu to và rõ nét, có nghĩa là hàm trên và hàm dưới của bạn không khớp nhau mỗi khi bạn ngáp. Nhưng vấn đề này không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hãy khám bác sỹ nếu bạn đã làm mọi cách mà quai hàm không mở hoặc không thể đóng được và khi chúng bị siết hay nẹp quá chặt hãy xem xét đến việc hạn chế những căng thẳng cho cơ hàm, vì nó có thể dẫn đến sự suy giảm và đau khớp hàm.

Nói chung, nếu gặp vấn đề này, bạn nên: Tránh ăn kẹo cao su và các loại thực phẩm như bánh mỳ dai, và bít tết.

6. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên

Theo bác sĩ Geier, đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể đó là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương.

Ngoài các triệu chứng phát ra tiếng kêu như vậy, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay. Trường hợp này bạn cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.

7. Tiếng khụt khịt từ mũi

Không gian trong mũi quá hẹp không khí di chuyển qua sẽ gây ra tiếng khụt khịt. Hỉ mũi sẽ giúp bạn đỡ hơn, nếu không bạn chỉ cần đợi cho đến khi cơn sổ mũi giảm dần, hoặc thử dùng nước muối hay thuốc xịt steroid vào mũi.

Tuy nhiên, hãy gặp bác sỹ nếu tiếng khụt khịt xuất hiện ngay sau khi bạn bị chấn thương. Một tác động hoặc cú huých mạnh vào mũi có thể gây ra gãy sống mũi. Bạn cần phải được tiến hành phẫu thuật bằng cách sử dụng sụn từ một vùng khác trên cơ thể như tai để vá lại.

8. Tiếng rắc rắc ở hàm khi bạn ngáp

Theo Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt ở Long Beach, California thì đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh ghê rợn và đau hàm dưới. Đó có thể là rối loạn khớp hàm thái dương. Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và sọ, khớp bị ảnh hưởng mỗi ngày khi bạn nói, nhai, nuốt, và ngáp. Đau xung quanh khớp gây khó chịu và ảnh hưởng đến cử động của hàm.

Trong trường hợp này, bạn cần đi gặp bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị bệnh hiệu quả nhất.

9. Tiếng ù ù trong tai


Triệu chứng ù tai có thể đến rồi đi nhanh chóng. Nó có thể là những âm thanh vo vo, lách cách cứ văng vẳng trong tai của bạn.

Hãy đi khám nếu triệu chứng ù tai xảy ra liên tục và chỉ xuất hiện ở một bên tai. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc rối loạn bên trong tai.

Tuy nhiên, đa số trường hợp là không rõ nguyên nhân. Do đó, thường là không có thuốc chữa cho một trường hợp nhất định nào. Bác sỹ sẽ có thể tư vấn cho bạn chiến lược giảm các triệu chứng này.

10. Nghe thấy tiếng tim đập trong tai

Nếu bạn cảm thấy mình có thể nghe được tiếng tim đập trong tai vào ban đêm thì bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình, Stephen T. Sinatra, một bác sĩ tim mạch ở Mỹ cho biết. "Sau khi tiêu thụ cà phê, rượu và dư thừa đường, nhịp tim có thể tăng lên. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang lo lắng", bác sĩ Stephen cho biết thêm.

Cũng theo bác sĩ Stephen, điều này không có lợi cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, huyết áp. Vì vậy, bạn cần chú ý cắt giảm lượng đường, caffeine vào cơ thể. Đồng thời tránh cảm giác lo lắng, stress để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Life - Now Let Us (Theo phununet.com)

Comments

Nếu bạn muốn tham gia cùng viết bài và đóng góp nội dung cho
"Sắc Màu Cuộc Sống - Now Let Us"


Hãy gửi ngay