#

Khơi Nguồn Ý Tưởng

Đăng bởi: Admin

(Life - Now Let Us)

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao mình chỉ nghĩ ra những ý tưởng quen thuộc, trùng lặp? Hãy tưởng tượng tâm trí của bạn giống như một bát bơ với bề mặt phẳng hoàn toàn. Sau đó, bạn nhẹ nhàng đổ thìa nước nóng vào bề mặt bơ và nghiêng bát để nước chảy. Lặp lại hành động này nhiều lần, bề mặt bơ sẽ hình thành đường rãnh. Khi bạn cho thêm nước mới vào trong bát, nước sẽ tự động chảy theo những đường rãnh có sẵn. Hằng ngày, chúng ta tiếp nhận thông tin đi vào não cũng theo cách đó. Thông tin sẽ được phân tích theo lối mòn giống như nước chảy theo đường rãnh trên bề mặt bơ. Ngay cả những thông tin mới cũng được hình thành theo lối cũ. Đây chính là nguyên nhân vì sao khi cố gắng tìm kiếm những ý tưởng hay giải pháp mới, bạn vẫn lặp đi lặp lại những ý tưởng cũ. Vậy chúng ta phải làm thế nào để thay đổi lối suy nghĩ của mình?


Ý tưởng là điều quan trọng giúp bạn gợi mở ra những thứ lớn lao. Ảnh: internet

Hãy nhớ lại hình ảnh bát bơ và đường rãnh của nó. Sự sáng tạo xảy ra khi chúng ta nghiêng bát bơ theo một hướng khác. Khi đó dòng nước sẽ chảy theo một đường rãnh mới và có thể kết nối với các đường rãnh khác. Từ đó, sự kết nối này cung cấp cho chúng ta những cách khác nhau để suy nghĩ hay giải thích về một vấn đề. Nếu biết luyện tập và khơi nguồn, bạn cũng có thể "mở công tắc” sáng tạo của mình. Dưới đây làn hai phương pháp cơ bản sau:

Lập bản đồ tư duy

Lập bản đồ tư duy hay còn gọi là giản đồ ý giúp bạn nâng cao khả năng nhìn bức tranh toàn cảnh. Đồng thời, nó cũng giúp bạn thấy được các thông tin cụ thể, ghi nhớ những vấn đề phức tạp và không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào. Việc vẽ ra suy nghĩ, phát triển nó ở nhiều khía cạnh khác nhau và kết nối chúng lại có thể giúp bạn tưởng tượng tốt hơn, tăng khả năng tư duy và bật ra nhiều ý tưởng mới. Bạn có thể áp dụng biện pháp này trong mọi tình huống như lên kế hoạch bán hàng, kinh doanh, maketing, tổ chức và quản lý dự án, cuộc họp, làm việc nhóm, phỏng vấn hay nghiên cứu và phát triển. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể lập bản đồ tư duy để quản lý thời gian, công việc hay lên kế hoạch cho kỳ nghỉ. Cách lập rất dễ thực hiện. Bạn cần một tờ giấy trắng, đặt nó trước mặt và bắt đầu các bước sau:


Bản đồ tư duy. Ảnh: internet

● Bạn hãy dùng bút màu vẽ một hình tròn vào giữa trang A4 để thể hiện đề tài bạn nghĩ đến.

● Vẽ năm nhánh lớn tỏa ra từ hình trung tâm. Hãy dùng năm màu sác khác nhau của năm nhánh đó. Đặt tên cho mỗi nhánh, theo năm ý tưởng chính.

● Vẽ các nhánh phụ từ năm nhánh lớn. Đặt tên hoặc viết nội dung cho các nhánh phụ.

● Từ nhánh phụ, bạn có thể vẽ thêm nhiều nhánh khác tùy theo ý tưởng bạn có.

Bạn dùng càng nhiều màu càng tốt để tách bạch và làm cho các ý tưởng sinh động. Bạn có thể dùng cỡ chữ lớn, viết hoa, in đậm cho các ý tưởng chính để làm nổi bật chúng. Khi vẽ bản đồ tư duy, những ý tưởng trong tâm trí bạn được hệ thống và trở nên rõ ràng, liền mạch hơn. Từ đó bạn có thể để trí óc tự do bay bổng. Đây chính là cách kích thích trí tưởng tượng đồng thời tạo nên sự kết nối chặt chẽ giữa các ý tưởng mới sẽ phát sinh trong lúc bạn để đầu óc thoải mái. Khi đó bản đồ tư duy đã thật sự phát huy công dụng của nó.


Nếu sắp mở công ty, bạn có thể tham khảo bản đổ tư duy được giới thiệu ở hình lớn mô phỏng những việc phải làm khi thành lập công ty. Trên bản đồ, bạn có thể vẽ ra nhiều ý tưởng. Với việc thành lập công ty, bạn cần có những yếu tố chính như nhân sự, tài chính, mục tiêu muốn đạt tới, định dạng của công ty, mở công ty ở địa điểm nào và kế hoạch maketing. Từ những yếu tố này, bạn phát triển thêm nhiều yếu tố phụ như tiếp thị qua các kênh truyền hình, radio, báo chí, poster, website, tờ rơi hoặc qua kênh truyền miệng. Khi xem xét, tổng thể các yếu tố này, bạn sẽ tìm ra giải pháp giải thích hợp nhất cho mình.

Ngoài lập bản đồ, còn có tư duy theo sáu chiếc mũ. Tiến sỹ Edward de Bono, ở đại quốc Malta thuộc vùng Địa Trung Hải, đã giới thiệu phương pháp này lần đầu tiên trong cuốn sách Six Thinking Hats vào năm 1985. Sáu chiếc mũ có màu sắc và ý nghĩa khác nhau.


Life - Now Let Us (Theo proguide)

Comments

Nếu bạn muốn tham gia cùng viết bài và đóng góp nội dung cho
"Sắc Màu Cuộc Sống - Now Let Us"


Hãy gửi ngay