(Life - Now Let Us)
Nhà bác học vĩ đại như Thomas Edison cũng đã phải trải qua rất nhiều thất bại trên con đường tìm ra một phát minh thành công. Ngay cả các cầu thủ bóng chày giỏi nhất cũng phải chạy để bắt bóng nhiều hơn số lần họ chỉ cần đứng bắt bóng. Bất cứ ai theo đuổi một mục tiêu giá trị đều sẽ phạm sai lầm hay ra quyết định không đúng đắn.
Vì vậy, chìa khoá thành công là dự tính cho thất bại, chuẩn bị, sẵn sàng, biến thất bại thành bài học và bước ngoặt để thành công.Đó được gọi là một "thất bại thành công”.
Bất cứ ai theo đuổi một mục tiêu giá trị đều sẽ phạm sai lầm.
4 đặc điểm của một thất bại "thành công”
1 . Lạc quan.
Tìm thấy lợi ích trong những trải nghiệm đau đớn.
Thomas Edison định nghĩa lạinhững thí nghiệm thất bại của ông là "10.000 cách không đúng”. Ông dự tính trước thất bại và tính nó là chi phí của việc tìm ra một con đường chính xác. Bằng cách tìm ra lợi ích trong những thất bại,ông luôn giữ được tinh thần quyết tâm cao độ để cuối cùng cho ra đời một phát minh vĩ đại.
Lạc quan là không phải tính cách của một số lượng người giới hạn,đó là sự lựa chọn. Kể cả không đảm bảo sẽ tạo ra kết quả tốt ngay tức khắc, lạc quan cũng trở thành động lực lớn và giúp chúng ta mạnh mẽ hơn.
2. Trách nhiệm.
Thay đổi phản ứng trước thất bại bằng cách nhận trách nhiệm về mình.
Khi chúng ta thất bại, đổ lỗi cho ai đó hay cái gì đó thì rất dễ dàng. Có thể là hoàn cảnh hoặc những người chúng ta cùng làm việc. Nhưng thất bại là một cơ hội để học hỏi. Nếu chúng ta đổ lỗi cho người khác, chúng ta chỉ đangtự lừa dối bản thânvà sẽkhông học được bài học gì từ đó.
Trách nhiệm quan trọng hơn danh tiếng. Nó thường dẫn đến phần thưởng, mà phần thưởng dẫn đến nhiều trách nhiệm hơn. Việc sẵn sàng chịu trách nhiệm thể hiện bạn là một người đã trưởng thành, biết học hỏi từ những thất bại và tiếp tục thử sức.
3. Phục hồi.
Nói lời tạm biệt ngày hôm qua.
Khả năng đứng dậy từ thất bại là chìa khóa quan trọng để chúng ta tiếp tục nỗ lực vì những điều vĩ đại. Tâm trí chỉ có thể tập trung vào một phần, phần đa số,vì vậy nếu chúng ta quá tập trung vào những sai lầm, chúng takhông còn đủ minh mẫn để suy nghĩ cách làm đúng được.
Nếu chúng ta quá tập trung vào những sai lầm, chúng ta không còn đủ minh mẫn để suy nghĩ cách làm đúng.
Dưới đây là 5 phản ứng của những con người lùi bước trước khó khăn:
- So sánh: Hoặc so thất bại với những người khác, hoặc thuyết phục bản thân rằng hoàn cảnh của bạn là khó khăn hơn so với họ.
- Hợp lý hóa:Nói với bản thân và mọi người rằng bạn có lý do hợp lý riêng cho việc không vượt qua được quá khứ đau khổ và sai lầm. Cho rằng những người động viên bạn là "không hiểu được mình”
- Tự kỷ:Khép mình và sống tách biệt với mọi người, để tránh phải đối mặt với vấn đề, hoặc để tiếp tục thương hại chính mình.
- Tiếc nuối:Buồn phiền, hối tiếc hoặc cố gắng sửa chữa quá khứ không thể thay đổi được.
- Đau khổ: Cảm thấy như một nạn nhân và đổ lỗi cho người khác vì sự thất bại của mình.
4. Chủ động.
Hành động và đối mặt với sự sợ hãi.
Khi chúng ta mắc sai lầm và nghĩ đến việc thử lại, chúng ta đều cảm thấy phần nào sợ hãi. Khi phải đối mặt với những điều không dự tính được, chúng ta có hàng tỷ thứ cần phải lo lắng. Nhưng lo sợkhông giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Như Corrie Ten Boom nói:
"Lo sợ không lấy đi được đau đớn của ngày mai. Nó lấy đi sức mạnh của hôm nay”
"Tin rằng thất bại là tốt” chưa đủ giúp chúng ta thành công. Cần phải hành động và tạo ra những bước tiến mới trên hành trình theo đuổi ước mơ. Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự học hỏi được từ sai lầm của chính mình và tiến bộ.
Một thất bại thành công là thất bại mà chúng ta có những phản ứng đúng đắn: tìm những điểm lợi ích, chịu trách nhiệm, đứng dậy và tiếp tục hành động. Bạn đã đối diện với thất bại như thế nào? Những bí quyết nào sẽ hữu ích cho bạn nếu bạn áp dụng?
Lời bình
- Chẳng có HS nào chưa từng làm sai một bài toán nào, trước khi làm đúng bài thi ĐH và trở thành SV.
- Chẳng có đứa trẻ con nào có thể đi và chạy nhanh nếu chưa từng ngã nhiều lần trước đó.
- Chẳng có tình yêu đích thực nào không từng trải qua vài lần đau đớn hay đổ vỡ.
- Cũng chẳng ai biết cách tiêu tiền nếu không từng trải qua vài lần "chất đầy trong tủ” những thứ "mua chẳng dùng để làm gì”
- Và hàng loạt những lần làm sai trong đời khác.
Hãy tự kiểm điểm: Chúng ta đều đã từng trải qua danh sách dài những thất bại,chúng ta đều đã "lựa chọn” tiếp tục, và đều đã thành công.
Thành công và thất bại không phải là một cái gì đó quá lớn. Đôi khi nó chỉ là những điều cực kỳ bình thường, giản dị, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn còn trẻ, còn cơ hội và còn rất nhiều thời gian, đừng sợ phạm phải sai lầm (vì đơn giản là bạn chắc chắn sẽ gặp sai lầm). Cách tốt nhất để đối diện với những sai lầm đó là:
Học tất cả những điều cần học, quên nó đi, và tiếp tục.
Chúc bạn thành công.
Comments