(Life - Now Let Us)
Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như tình trạng kinh tế xã hội, vấn đề cân nặng, thói quen hút thuốc…
Theo đó, việc sử dụng kết quả đánh giá tính cách của người bệnh để dự đoán sức khỏe trong tương lai là một phương thức tiết kiệm và chính xác. Việc này giúp các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên đúng đắn cho bệnh nhân, để họ điều chỉnh lại lối sống sao cho lành mạnh hơn khi còn trẻ, phòng tránh bệnh tật sau này.
Nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 người đến từ New Zealand. Tính cách của những tình nguyện viên trên được đánh giá 2 lần. Các chuyên gia sẽ ghi nhận đánh giá của những người biết rõ họ như bạn thân, gia đình, người yêu… và cả những người mới lần đầu tiên tiếp xúc như y tá, lễ tân... Kết quả thu được qua 2 lần kiểm tra hầu như hoàn toàn tương đồng nhau.
Trước đây, một nghiên cứu tương tự cũng từng được tiến hành, tuy nhiên kết quả đưa ra lại dựa trên tính cách người bệnh tự đánh giá về mình. Nghiên cứu lần này dùng những đánh giá được kiểm định 2 lần và đưa ra bởi nhiều người khác nhau nên khách quan và chính xác hơn.
Nhà khoa học Salomon Israel - người phụ trách nghiên cứu cho biết, khi ở độ tuổi 26, nếu mọi người sống có ý thức, nghiêm túc và ngăn nắp thì 12 năm sau, họ sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều những người sống phóng túng.
Cụ thể, có tới 45% những người có ý thức kém lúc còn trẻ sẽ mắc nhiều loại bệnh lúc 38 tuổi như cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh về lợi... Trong khi đó, chỉ 18% những người sống có ý thức, kỉ luật mắc một trong các bệnh trên.
Giải thích cho hiện tượng trên, nhóm nghiên cứu cho biết, những người sống lành mạnh và có ý thức kiểm soát bản thân mình tốt sẽ tránh được sự sa đà vào thuốc lá, rượu, ma túy và các hoạt động nguy hại cho sức khỏe khác.
Bên cạnh đó, những người có khuynh hướng thích trải nghiệm, giàu trí tưởng tượng và thích sự đa dạng trong cuộc sống hàng ngày sẽ khỏe mạnh hơn khi lớn tuổi. Nguyên nhân là bởi những người ưa khám phá thường có chỉ số IQ cao nên họ có nhiều kiến thức để phòng tránh bệnh tật khi về già. Bên cạnh đó, họ luôn chú ý tới việc khám chữa, chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Một phát hiện gây ngạc nhiên khác là chứng rối loạn thần kinh (thường xuyên lo lắng và tâm trạng) lại không có dấu hiệu liên quan gì tới vấn đề sức khỏe trong tương lai của người bệnh, dù chúng là thủ phạm gây ra sự căng thẳng và ức chế tinh thần liên tục.
Comments