(Life - Now Let Us)
Người phương Đônguống trà xanh chủ yếu là để tránh đau đầu và trầm cảm, nhưng tác dụng dược liệu của nó là sâu rộng hơn. Một trong số những lợi ích của trà xanh là phòng ngừa và điều trị bệnh đa xơ cứng. Trà xanh được cho là có tác dụng ngăn chặn ung thư và cũng được sử dụng trong điều trị kết hợp với hóa trị liệu. Ngoài ra, trà xanh còn giúp kiểm soát dịch bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson, giảm tình trạng hình thành cục máu đông là nguyên nhân gây ra bệnh tim.
Cách pha trà xanh chữa bệnh
Dùng nước sôi 70 – 80% hãm chè, không nên đậy nắp: Làm như vậy có thể giữ được hương vị chè tốt, sẽ không làm cho nước thứ 2, 3 bị nhạt, đồng thời có thể tránh được nhiệt độ cao phá hủy những thành phần có ích trong chè.
Uống chè không nên uống cạn một lần: Có những người uống chè thường uống cạn một lần rồi mới đổ thêm nước sôi vào, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hương vị của cốc thứ 2, 3. Cách làm tốt hơn là: Khi hãm được nước đầu uống còn khoảng 1/3 thì đổ thêm nước sôi vào, sau khi uống hết 2/3 lại đổ nước sôi vào hãm.
Chè không nên hãm quá nhiều lần
Thông thường chỉ hãm 3 – 4 lần là được. Hãm nước đầu trà có thể hòa tan 30% chất hòa tan trong trà, hãm nước thứ hai là 50%, hãm nước thứ ba là 10%, đến lần thứ tư chỉ còn 5%. Tục ngữ có câu; "Nước đầu đắng, nước thứ hai bổ, nước thứ ba thuần, nước thứ tư hết vị”. Một ấm trà hãm nhiều lần, một số chất có hại trong lá chè sẽ hòa tan vào trong nước chè, không có lợi cho sức khỏe.
Lá chè tươi kết hợp với tỏi, muối, đường, gừng, mật ong, dấm, sữa bò hoặc nấu cháo đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt nếu ta biết sử dụng với từng loại trên theo kinh nghiệm từ yhọc cổ truyền.
Chữa bệnh với trà xanh
Lá chè xanh và tỏi hoặc tinh dầu tỏi
Phòng trị cảm cúm, cao huyết áp, viêm nhiễm nói chung và ung thư.
Lá chè xanh với muối
3 gram lá chè tươi + 1gram muối cho vào nước sôi hãm sau 5 phút rồi uống, ngày uống 4-6 lần. Chè xanh với muối có tác dụng làm sáng mắt, tiêu viêm, hạ đờm, hạ hỏa,chữa cảm mạo, ho, mắt đỏ đau răng.
Lá chè xanh với đường
3 gr lá chè xanh + 10 gr đường đỏ. Cho vào nước sôi hãm trong 5 phút rồi uống ngày 1 cốc. Chữa chứng khó đại tiện , đau bụng dưới, đau bụng
Lá chè xanh với gừng
3 gr lá chè tươi + 10 lát gừng tươi. Nấu chè vàuống sau khi ăn. Chè xanh gừng sẽ giúp bạn ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho. Chữa cảm cúm, thương hàn đều tốt.
Lá chè xanh với mật ong
3 gr lá chè tươi + 3 ml mật ong. Cho lá chè vào hãm trong nước sôi, để nguội mới cho mật ing vào. Nửa giờ uống một lần. Tác dụng dưỡng huyết, chống khát, trị chứng khô họng, miệng khát, ho khan không đàm, bí tiểu.
Lá chè xanh với dấm
3 gr là chè + 2ml dấm lâu năm. Cho chè vào hãm nước sôi, để nguội, rồi cho dấm vào. Uống ngày 3 lần, lợi cho dạ dày, khỏi kiết lỵ, hóa ứ, giảm đau.
Lá chè xanh với sữa bò
2 gr lá chè + 1/2 cốc sữa bò + 10 gr đường trắng. Đường, sữa với 1/2 cốc nước đun sôi thì cho chè vào. Uống sau bữa ăn. Sáng mắt, sảng khoái tinh thần, chống chứng trướng bụng.
Lá chè xanh nấu cháo
6gr lá chè xanh + 100 gr gạo. Cho trà vào hãm trong nước sôi rồi cho gạo đã vo vào nấu cháo. Người bị trướng bụng, bí tiểu, tiêu hóa bất ổn dùng đều tốt!
Một tách trà chứa khoảng 14-18 mg theanine, một loại a-xit amin có trong lá trà khô rất tốt cho sức khỏe. Uống 2-3 tách trà/ngày giúp duy trì sự tỉnh táo. Trà cũng chứa ít chất caffeine hơn so với cà phê.
Các loại trà như trà xanh, đen và trà ô long là nguồn phong phú chất chống ô-xy hóa flavonoid, chất có tác dụng chống bệnh tim cũng như ung thư. Một tách trà đen hoặc trà xanh trung bình cung cấp 140-300 mg chất chống ô-xy hóa flavonoid. Trà còn giúp củng cố xương. Một cuộc nghiên cứu của Mỹ cho thấy ở phụ nữ lớn tuổi uống trà, độ đậm đặc chất xương cao hơn những người không uống trà. Nhưng đừng có quá lạm dụng trà.
Life - Now Let Us (Theo phununet.com)
Comments