(Life - Now Let Us)
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Toronto Scarborough (Canada) chỉ ra rằnglượng ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp ta chi phối cảm xúc tốt, đưa ra quyết định hợp lý, sáng suốt hơn.
Hai nhà nghiên cứu Alison Jing Xu và Aparna Labroo đã tiến hành một loạt các nghiên cứu để kiểm tra nghịch lý bất thường của ánh sáng và cảm xúc con người.Ánh sáng dịu nhẹ làm giảm cường độ cảm xúc, cho phép bạn có "chiếc đầu lạnh" khi phải đưa ra những sự lựa chọn khó khăn.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra, mọi người cảm thấy lạc quan hơn vào ngày nắng và hay bị rối loạn cảm xúc trong những ngày ảm đạm. Nhưng giáo sư Xu cho biết: "Chúng tôi thấy rằng vào những ngày nắng, mọi người còn dễ bị trầm cảm hơn".
Để có được nhận định này, các chuyên gia tiến hành khảo sát các tình nguyện viên và yêu cầu họ đánh giá một loạt các sự vật, vị ngọt của nước sốt, hương vị của hai loại nước trái cây hay đo độ nóng giận trước mỗi tình huống... trong hai điều kiện ánh sáng khác nhau.
Các chuyên gia nhận thấy, cảm xúc của những tình nguyện viên thường tăng cao hơn với cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy họ sẽ cảm thấy nước sốt đậm hơn, nhân vật trong bộ phim hấp dẫn hơn...
Giáo sư Xu tin rằng, hiệu ứng ánh sáng có thể tác động đến mức độ tình cảm, gây ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Cô nói thêm: "Lượng ánh sáng quá nhiều sẽ tác động đến phản ứng cũng như chi phối cảm xúc của chúng ta. Do đó, với cường độ ánh sáng vừa phải, dịu nhẹ sẽ giúp mọi người đưa ra những quyết định hợp lý hơn, cũng như giải quyết các cuộc đàm phán dễ dàng hơn".
Ngoài ra ánh sáng còn giúp con người giảm đau.Các nhà khoa học của bộ phận Bio-X thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đã dùng liệu pháp genđể tác động đến loài chuột, nhờ vậy có thể dùng ánh sáng chiếu lên chân của chuột làm thay đổi độ nhạy của cơn đau.
Ứng dụng này thuộc kỹ thuật điều biến thần kinh có tên gọi optogenetics. Bắt đầu bằng cách chèn các protein nhạy cảm ánh sáng gọi là opsin vào các dây thần kinh của những con chuột. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi tiếp xúc với các cấp độ và màu sắc khác nhau thì chuột rất nhạy cảm với cơn đau theo chiều tăng hoặc giảm.
Các nhà khoa học tin rằng, nghiên cứu này sẽ giúp hiểu biết sâu sắc hơn về cách chịu đựng cơn đau của từng cá thể và cuối cùng sẽ dùng ánh sáng để điều trị cho con người, đặc biệt là những bệnh nhân suy nhược và mắc bệnh đau mãn tính.
Tạp chí Gizmag dẫn lời Giáo sư Linda Porter của Đại học Stanford cho biết, cách tiếp cận này cho thấy tiềm năng rất lớn để giúp cho hàng triệu bệnh nhân bị đau dai dẳng do tổn thương thần kinh.
Life - Nowletus (Tổng hợp)
Comments