#

Bí kíp khoa học giúp bạn luôn "tăng động" trong cuộc sống

Đăng bởi: Admin

(Life - Now Let Us)

Chúng ta chắc hẳn đều có những lúc cảm thấy chán chường và thiếu đi động lực khi bắt đầu làm một công việc nào đó. Trước tình huống ấy, mỗi người có một sự lựa chọn giải pháp riêng: người nghe nhạc giải trí, người đọc sách, người đi du lịch...

Vậy đâu mới thực sự là biện pháp hữu hiệu để tìm lại cảm hứng trong cuộc sống? Hãy cùng khám phá bí kíp khoa học đơn giản để luôn có động lực và hứng thú trong cuộc sống qua bài viết dưới đây.

Đi tìm nguồn gốc của động lực tinh thần

Động lực xuất phát từ chính Dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh có bên trong não bộ con người. Giới chuyên gia gọi Dopamine là hormone kích thích niềm vui, sự hứng thú. Nó được sản xuất ở một số khu vực của não, bao gồm chất đen, bụng tegmental (VTA) và cả vùng dưới đồi.


Dopamine có nhiều chức năng trong não, đặc biệt tác động tới cơ chế hành vi và nhận thức, trừng phạt và khen thưởng, ức chế prolactin liên quan tới sự hài lòng tình dục, giấc ngủ, tâm trạng, trí nhớ và học tập… của con người. Nói đơn giản, Dopamine khuyến khích những hành động đem đến khoái lạc cho con người và thúc giục ta có thêm những hành vi đó.

Rất nhiều người lầm tưởng với vai trò trên, Dopamine chỉ tiết ra nhiều khi con người cảm thấy khoái lạc, vui vẻ, chẳng hạn như khi quan hệ tình dục, sử dụng ma túy… nhưng sự thực không hoàn toàn như vậy.


Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người lính khi rơi vào tình trạng căng thẳng ngoài chiến trường, não bộ họ cũng tiết ra rất nhiều Dopamine. Rõ ràng, Dopamine không chỉ dừng lại ở việc làm cho não "vui vẻ” mà tác dụng thật sự của nó chính là tạo ra động lực cho con người. Hormone này khuyến khích và tạo động lực, hứng thú cho hành động con người nhằm đạt được kết quả tốt trong tương lai.

Một nghiên cứu xác nhận mối liên kết giữa động lực làm việc và hormone Dopamine đã được nhà thần kinh học John Salamone tiến hành. Cụ thể, chuyên gia này đã cho hai nhóm chuột khác nhau (một nhóm bình thuòng, một nhóm bị suy giảm nồng độ Dopamine) tham gia vào một thử nghiệm chọn thức ăn.

Ông bày ra hai đĩa thức ăn, một đĩa nhỏ ở gần và một đĩa to ở xa, nằm phía sau một hàng rào nhỏ rồi thả chuột ra. Kết quả là những con chuột bị suy giảm Dopamine hầu hết lựa chọn đĩa thức ăn nhỏ, ở gần thay vì chui qua hàng rào để có được đĩa thức ăn to hơn. Điều này càng khẳng định rằng, nồng độ Dopamine trong cơ thể càng lớn, động lực và hứng thú làm việc càng cao.



Có thể tự tạo ra động lực hay không?

Theo các nhà khoa học, con người hoàn toàn có thể làm chủ khả năng tạo ra động lực cho bản thân. Cơ chế của khả năng này là việc bạn tạo ra môi trường kích thích sản xuất Dopamine và não bộ sẽ làm nốt công đoạn còn lại.

Về bản chất, những gì bạn cần làm là thường xuyên cho não tiết ra Dopamine trong công việc hàng ngày một cách lặp đi lặp lại. Sau một khoảng thời gian nhất định, não bộ sẽ quen dần với công việc này và bạn có thể điều khiển động lực cá nhân như ý muốn.



Theo nhà thần kinh học Judy Willis, để làm được điều này, chúng ta cần thiết lập những mục tiêu liên tục có mức độ khó gia tăng. Trong mọi việc dù là nhỏ nhất, hãy sử dụng sự tập trung cao độ nhất để hoàn thành. Khi đó, Dopamine sẽ giải phóng ra nhiều và dần dần, bạn sẽ thấy động lực của mình tăng lên một cách rõ rệt.

Bí kíp tăng cường động lực

Vậy làm thế nào để gia tăng động lực từng ngày. Hãy làm theo bí kíp chỉ gồm 3 bước sau đây:

Thứ nhất,sự tập trung chính là chìa khóa cho mọi thành công. Trong mọi hoàn cảnh, sẽ có rất nhiều việc diễn ra trong tâm trí bạn, khiến bạn bị phân tâm. Do đó, khi làm một việc, hãy dồn sự tập trung tư tưởng tối đa vào công việc đó, dù chỉ là việc giải trí như xem phim, chơi thể thao, nghe nhạc…

Thứ hai, hãythiết lập một "danh sách động lực”. Hiểu đơn giản, đó là một danh sách bao gồm tất cả mọi người, mọi thứ - những gì bạn thích, giúp cho bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, cảm hứng. Mỗi khi cảm thấy chán chường, mất hứng thú trong công việc, hãy tìm đến với những gì có trong danh sách ấy và bạn sẽ nhanh chóng nạp đầy hứng khởi cho công việc.



Thứ ba, bạn cầntham gia thường xuyên vào những công việc, môi trường tạo được nhiều động lực, hứng thú như đi mua sắm, du lịch, khiêu vũ, tập thể dục… Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi tuần hãy dành 2 giờ đồng hồ cho những công việc ấy và bạn sẽ luôn cảm thấy động lực, năng lượng dồi dào mỗi ngày.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Lifehack, Forbes, Discovery News...

Life - Now Let Us (Theo kenh14)


Comments

Nếu bạn muốn tham gia cùng viết bài và đóng góp nội dung cho
"Sắc Màu Cuộc Sống - Now Let Us"


Hãy gửi ngay