(Life - Now Let Us)
Mùa đông đến đồng nghĩa với việc bạn dễ mắc bệnh cảm cúm với cảm giác khó chịu như ho, hắt hơi và viêm họng dù đã trang bị áo ấm. Tuy nhiên việc điều trị bệnhcảm cúmsao cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp khi chữa bệnhcảm cúm.
Sai lầm 1: Kiêng ăn các chất béo như trứng, sữa khi bị cảm
Sau khi bị cảm, cơ thể sẽ mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nếu không tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng, bệnh càng lâu khỏi hơn.
Do đó, sau khi bị cảm phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, khẩu vị nên thanh đạm, tốt nhất nên nạp nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như thịt nạc, các loại trứng, rau, hoa quả mới có thể giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Sai lầm 2: Đóng kín cửa, trùm đầu ngủ để toát mồ hôi
Đây là một ảo tưởng, bởi vì sau khi đổ mồ hôi cơ thể dường như nhẹ nhõm hơn, nhưng việc này không thể giúp chữa khỏi bệnh.
Khi bị cảm ăn uống ít, thể chất yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước và kiệt sức, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh tình càng trầm trọng hơn.
Sai lầm 3: Khi bị cảm cúm thông thường không cần phải chữa
Cảm mạo thông thường là vấn đề sức khỏe chung chủ yếu của con người, nhưng mọi người lại coi nhẹ việc điều trị cảm cúm thông thường, mỗi năm người trưởng thành đều bị cảm 2- 4 lần, biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể..
Với những triệu chứng này, cần tích cực và kịp thời điều trị, nếu xử lý không tốt, có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng đối với hệ thống tim mạch như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng…
Các bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn, thậm chí còn đe dọa tới tình mạng. Do đó, cảm cúm nên kịp thời điều trị đúng cách.
Sai lầm 4: Cảm cúm chỉ là bệnh nhỏ, không cần nghỉ ngơi
Thực tiễn y học chứng minh, khi ngủ ít, làm việc quá sức, bị cảm lạnh, sức đề kháng giảm sút, vi khuẩn và virus sẽ tận dụng điều kiện này để xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới bệnh.
Đặc biệt là sau khi cảm cúm không chú ý nghỉ ngơi, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào các bộ phận khác, gây nhiễm trùng cơ thể như viêm amidan mủ, viêm xoang có mủ, viêm phế quản do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân cũng có chuyển sang bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thận…
Sai lầm 5: Uống thuốc cảm càng nhiều, càng nhanh khỏi
Đa số mọi người đều có có quan điểm rằng, sau khi bị cảm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, vitamin thì bệnh sẽ càng nhanh khỏi hơn.
Nhưng đây là quan điểm sai lầm bởi vì đa sốcảm cúmthông thường do virus cúm gây ra, thuốc kháng sinh không những không hề có tác dụng đối với virus, mà còn có thể gây ra phản ứng xấu do lạm dụng thuốc.
Sai lầm 6: Khi điều trị cảm cúm có thể tùy ý sử dụng một loại thuốc cảm
Trên thực tế, thuốc cảm được bày bán tràn lan trên thị trường, hầu hết là các thành phần hợp chất và liều lượng không giống nhau, với các thành phần khác nhau thì điều trị các triệu chứng cảm khác nhau.
Các triệu chứng cảm khác nhau nên lựa chọn một loại thuốc cảm tương ứng với các thành phần hoạt chất, chứ không nên tùy ý uống một loại, cũng đừng tùy ý tăng liều lượng và thời gian uống của thuốc cảm.
Thuốc chữa cảm cúm đều chứa chất giảm đau hạ sốt, nếu uống lẫn các loại, có thể dẫn tới dùng thuốc quá liều.
Phương pháp chính xác khi điều trị cảm cúm
-Khi bị cảm cúm, phải uống nhiều nước, để đẩy nhanh sự bài tiết chất có hại ra ngoài cơ thể và kịp thời bổ sung lượng nước đã mất, có thể cải thiện tình trạng bệnh.
-Ăn nhiều hoa quả, tăng vitamin để nâng cao sức đề kháng.
-Những người bị cảm cúm vừa phải chú ý giữ ấm vừa phải chú ý lưu thông không khí trong phòng.
-Ngủ và nghỉ ngơi là phương pháp hiệu quả để khôi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Life - NowLetus (Tổng hợp)
Comments