(Life - Now Let Us)
1. Tự cảm thấy mình không đủ giỏi
Có những nhân viên mặc dù rất thông minh, có nhiều kinh nghiệm trong công việc nhưng lại không tự tin vào năng lực của bản thân. Chính vì thế họ luôn mặc cảm mình sẽ không làm được việc hoặc luôn thua kém người khác. Chính vì yếu tố tâm lý này sẽ làm cho họ tự đánh mất đi những cơ hội đến với mình, những cơ hội được khẳng định bản thân và cơ hội thăng tiến (nếu có).
Những nhân viên kém tự tin sẽ không dám đảm nhận những việc lớn vì chính sự tự ti của họ. Phải luôn có quan điểm: Việc này mình sẽ làm được hoặc dù khó khăn đến đâu cũng cần phải vượt qua thì bạn mới có cơ hội để thăng tiến và làm những điều mình muốn. Tự tin chính là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công.
Có những nhân viên không tự tin vào năng lực của bản thân. Ảnh: internet
2. Làm việc gì cũng cần tuân theo quy tắc
Đối với những nhân viên kiểu này thì mọi việc đều cần phải làm theo đúng quy tắc và thực hiện theo đúng như quy định. Họ luôn tin tưởng rằng mọi việc đều có tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định nên khi làm việc họ rất thụ động và máy móc, ít khi giải quyết công việc một cách linh họat và hợp hoàn cảnh.
Thực ra, làm việc theo quy tắc cũng là một điều tốt nhưng không nhất thiết việc gì cũng cần phải đưa quy tắc ra làm chuẩn mực và cố gắng để thực hiện theo. Có những công việc rất cần sự sáng tạo, nhạy bén, sự linh hoạt trong cách xử lý chứ không phải việc gì cũng phải tuân theo một quy mẫu có sẵn.
3. Luôn đặt mục tiêu quá xa năng lực
Có những nhân viên dù năng lực rất hạn chế nhưng khi đặt ra mục tiêu công việc cho mình thì lại quá xa vời. Họ cho rằng, việc đặt ra mục tiêu như thế thì mới có động lực thực hiện được, nhưng sự thật thì không phải như vậy.
Nhiều nhân viên sau khi không thực hiện được những gì mình đề ra thường phát sinh tâm lý chán nản, buông xuôi, không thiết tha với công việc nữa. Điều này rất gây hại cho công việc hiện tại cũng như tương lai của họ.
4. Những nhân viên sợ sự xung đột
Có rất nhiều nhân viên khi làm việc rất sợ phải xung đột và cạnh tranh với những người khác. Họ luôn làm việc trong tâm lý dè chừng, không động chạm tới quyền lợi của ai, không đắc tội với ai. Chính vì thế những nhân viên này thường không có chủ kiến riêng, huà theo số đông và không muốn mình bị tẩy chay trong công việc cũng như trong công ty.
Chính vì sợ xung đột và cạnh tranh nên họ sẽ không bao giờ được giao thực hiện những nhiệm vụ mang tính trách nhiệm cao và cũng không có cơ hội để đề bạt lên chức vụ cao hơn.
Không sợ xung đột và cạnh tranh là điều giúp bạn làm việc tốt hơn. Ảnh: internet
5. Không hiểu nhưng giả vờ hiểu
Có nhiều nhân viên vì sợ bị mọi người chê cười vì trình độ của mình nên dù sếp hoặc cấp trên nhắc nhở thế nào cũng tỏ vẻ hiểu biết. Nhưng khi thực hiện công việc lại không đúng theo những lời đã chỉ dẫn. Đây chính là những nhân viên đại diện cho lứa nhân viên "Không hiểu nhưng vẫn giả vờ hiểu”.
Việc giả vờ này có thể lần đầu mọi người sẽ không phát hiện ra, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại thì chắc chắn đồng nghiệp cũng như cấp trên sẽ phát hiện ra” tri thức” của bạn đến đâu. Đừng để mọi người coi bạn là "thùng rỗng kêu to”.
6. Luôn thích nói chuyện người khác
Có nhiều nhân viên luôn thích "buôn bán” chuyện của người khác. Họ coi đó là niềm vui và là một việc làm không thể thiếu trong câu chuyện của mình với mọi người. Vì nguyên nhân này nên họ luôn soi mói, tọc mạch thậm chí theo dõi người khác để có thể thỏa mãn cơn khát "buôn chuyện” của mình.
Những nhân viên kiểu này chắc chắn sẽ là "điểm đen” cần tránh của những đồng nghiệp trong công ty. Dần dần, họ sẽ bị đồng nghiệp và cấp trên tẩy chay ngay tại công ty của mình.
7. Không biết con đường đi của mình có đúng không?
Sau khi làm việc một thời gian khá dài, nhiều nhân viên lại tự hỏi mình: Không hiểu con đường đi của mình có đúng hay không? Có thể câu hỏi đó xuất hiện khi bạn mới ra trường hay mới bắt tay vào công việc. Nhưng nếu câu hỏi đó cứ quanh quẩn mãi trong cả chặng đường làm việc sau này của bạn thì tình trạng này rất đáng lo ngại.
Phải xác định công việc của bản thân ngay từ đầu, rằng bạn có thích làm công việc này không? Có đủ khả năng thực hiện và theo đuổi công việc đó không? Nếu câu trả lời là có thì không còn gì đáng ngại. Nếu câu trả lời là không thì tốt nhất bạn nên tìm một công việc khác phù hợp hơn.
Tránh trường hợp làm công việc không yêu thích hoặc những việc mà bạn không đủ năng lực để thực hiện. Như vậy sẽ vừa hao tốn sức lực, thời gian và hao tốn cả tâm huyết cũng như những cố gắng của bạn.
Life - Now Let Us (Tổng Hợp)
Comments