(Life - Now Let Us)
Thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ
Nhiều nghiên cứu cho biết dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ, đặc biệt là nếu đó là một bé trai. Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 966 bà mẹ và những đứa con của họ. Những đứa trẻ được tiếp xúc với SSRI, còn được gọi là thuốc chống trầm cảm, khi còn ở trong tử cung thì có nhiều khả năng mắc bệnh tự kỷ hoặc chậm phát triển.
Các nhà nghiên cứu cũng có sự phân biệt giữa hai giới. Khi đã tiếp xúc với SSRI, các bé trai có khả năng mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (là những rối loạn khởi phát sớm ở trẻ em, đặc trưng là trẻ bị chậm trễ trong quá trình phát triển về mặt xã hội, về giao tiếp và về các kỹ năng khác) cao gấp ba lần so với những đứa trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tự kỷ vẫn còn thấp, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.
Sự già hóa bắt đầu ở độ tuổi 24
40 tuổi không phải là sự bắt đầu của tuổi già. Theo các nhà thần kinh học, ở độ tuổi 24, nhận thức vận động sẽ bắt đầu suy giảm - và tất cả xuống dốc từ đó. Điều đó có nghĩa rằng ở độ tuổi 24, thời gian phản ứng của bạn bắt đầu chậm lại. Và theo các nhà nghiên cứu, khi bạn 39 tuổi thì tốc độ của bạn đã giảm khoảng 15%.
Tất nhiên, bạn có thể có thể để bù đắp cho sự phản ứng chậm này bằng những kỹ năng và kinh nghiệm vốn có của bạn.
Vai trò của phương tiện truyền thông xã hội đối với các nghiên cứu về bệnh hiếm gặp
Có thể bạn đã từng xem video được lan truyền rộng rãi về những hình ảnh vô tư chơi đùa của cô bé 4 tuổi Eliza O'Neill khi bố mẹ cô nói về cuộc sống của cô gắn với hội chứng Sanfilippo (hội chứng khiến các khớp xương bị thắt chặt và cơ thể dần đông cứng giống hệt ma-nơ-canh).
Các nhà khoa học nghiên cứu về các căn bệnh hiếm gặp này luôn phải cố gắng hết sức để tìm kiếm bệnh nhân và giúp đỡ họ bởi rất ít người bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh đó.
Các nhà khoa học đã tìm được các bệnh nhân thử nghiệm lâm sàng (loại nghiên cứu lấy đối tượng thử nghiệm là những người tự nguyện để khảo sát xem những loại thuốc mới hay liệu pháp trị liệu mới có an toàn và hiệu quả hay không) nhờ các phương tiện truyền thông. Trong kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chính các phương tiện truyền thông xã hội đã giúp đưa 84% bệnh nhân đến với hai thử nghiệm của căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em.
Kẹo cứng chứa ít calo hơn
Theo ông Dipayan Biswas, giáo sư marketing tại trường Đại học Nam Florida, Mỹ cho biết: Kết cấu của các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của chúng ta về hàm lượng calo của chúng.
Trong một loạt các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu mọi người thử các loại thực phẩm cứng, mềm, thô hoặc mịn và sau đó hỏi họ rằng họ nghĩ mình đã ăn bao nhiêu calo. Và hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều nghĩ rằng các thực phẩm khô hoặc cứng sẽ chứa ít calo hơn những loại còn lại.
Qua đây, các tác giả của cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng: "Việc hiểu được kết cấu của thực phẩm có thể tác động đến nhận thức về hàm lượng calo có trong các loại thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm, và số lượng tiêu thụ có thể giúp người tiêu dùng tạo thói quen có lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn”.
Luôn có ý kiến thứ hai
Các bác sĩ chăm sóc chính thường chỉ có một khoảng thời gian ngắn để chẩn đoán cho mỗi bệnh nhân. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi họ chẩn đoán nhầm.
Theo một nghiên cứu mới, mỗi năm có hơn 5%, tương đương khoảng 12 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị chẩn đoán sai trong một đợt điều trị ngoại trú, và các nhà nghiên cứu ước tính khoảng một nửa những sai sót đó gây ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Theo tiến sĩ Otis Brawley của Hiệp hội Ung thư Mỹ: "Áp lực của việc tiếp đón bênh nhân, nhập viện, chuyển viện, xuất viện và sự tương tác lâm sàng trong khoảng thời gian ngắn giữa bác sĩ và bệnh nhân chính là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong y học".
Life - Now Let Us (Theo afamily.vn)
Comments