(Life - Now Let Us)
1. Thức ăn có gia vị
Sử dụng quá nhiều gia vị có thể dẫn đến tình trạng dư thừa lưu huỳnh- vốn được đào thải thông qua hơi thở và các lỗ chân lông. Do đó, khẩu phần ăn của bạn tránh tập trung quá nhiều vào hành, tỏi hay các món có ngũ vị hương, cà ri.
2. Thịt đỏ
Cơ quan tiêu hóa phải tốn rất nhiều công sức mới tiêu hóa được hết các chất có trong thịt đỏ. Do đó, nếu ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, cơ thể sẽ phải tiết ra nhiều mồ hôi hơn mức cần thiết. Những người ăn chay không phải đối mặt với rắc rối này. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế các loại rau có mùi nồng, vì chúng khiến mùi mồ hôi "đậm đà” hơn.
3. Chất cồn
Sô-cô-la, sô-đa, trà, cà phê hay chất cồn đều nằm trong danh sách những thứ có khả năng khiến cơ thể trở nên "nặng mùi”. Vì theo thống kê, ít nhất 10% lượng chất lỏng nạp vào cơ thể sẽ không được hấp thu mà sẽ bị loại thải thông qua việc tiết mồ hôi. Do đó, nếu sử dụng quá mức các loại thức uống có mùi, đặc biệt là chất cồn, mùi cơ thể sẽ nặng hơn bình thường.
4. Thức ăn nhanh
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, mà ít luyện tập thể dục sẽ dẫn đến tình trạng chất béo tích tụ bên trong cơ thể và khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. Điều này dẫn đến tình trạng hơi thở và cơ thể đều có mùi, vì thời gian tiêu hóa những thức ăn này kéo dài hơn. Các món ăn chứa nhiều dầu, đường, bột, muối đều không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.
5. Thực phẩm chiên
Những loại thực phẩm chiên trông hấp dẫn và rất ngon miệng nhưng lại là thủ phạm gây tồn động chất béo và khiến cơ thể có mùi khó chịu.
Các chất béo trong thực phẩm chiên không chỉ gây béo phì, ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch mà chúng còn rất khó tiêu hóa. Những thành phần khó tiêu trong các loại thực phẩm này được giữ lâu trong dạ dày, gây đầy hơi và làm cơ thể bốc mùi.
6. Thức ăn chứa ít carbonhydrates
Khẩu phần ăn uống không có carbonhydrates sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường, đồng thời còn bị thừa lượng protein. Thực phẩm giàu chất đạm đòi hỏi sự hoạt động trao đổi chất của cơ thể mạnh mẽ và từ đó gia tăng khả năng tạo mùi trên cơ thể. Các thực phẩm như các loại đậu, cá, trứng, gan chứa choline, bao gồm cả mùi tanh, góp phần tạo nên mùi bạn không mong muốn.
7. Thói quen ăn nhiều kẹo của bạn
Ngoài việc khiến vòng eo của bạn quá khổ, đường tinh luyện có trong đồ ngọt có thể thúc đẩy sự phát triển quá mức của nấm men, vi khuẩn - nguồn gốc của mùi cơ thể.
8. Những sản phẩm từ sữa
Nếu bạn thắc mắc vì sao mình không bị đau dạ dày mà hơi thở vẫn bị hôi thì mùi hôi miệng lúc này có thể được gây ra bởi các sản phẩm từ sữa. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa một loại protein mà dạ dày của bạn khi tiêu hóa sẽ phá vỡ loại protein này thành các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi. Đây là lý do chính khiến hơi thở của bạn có mùi hôi.
9. Tỏi và củ hành
Mặc dù tỏi và hành tây thường được dùng trong các món ăn thuần Việt nhưng một điều đáng lưu ý là nếu có thói quen ăn hành và tỏi thường xuyên, hơi thở của bạn sẽ khiến người đối diện khó chịu.
Khi tiêu hóa các loại thực phẩm có mùi mạnh như hành tây, hành lá hoặc tỏi, dạ dày sẽ tạo ra khí lưu huỳnh, loại khí này sau khi tới ruột già sẽ được hấp thụ vào máu và sau đó tỏa mùi thông qua các lỗ chân lông của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc, khi bạn đổ mồ hôi, cơ thể bạn sẽ có mùi nồng khiến cho bạn rất mất tự tin.
10. Thuốc lá
Khói thuốc lá hòa lẫn vào các tuyến mồ hôi trên cơ thể, mang lại cảm giác "khó ngửi” cho mọi người khi tiếp xúc với bạn. Mùi hôi của thuốc lá sẽ len lỏi vào hơi thở, bám trên quần áo, tóc… rất dai dẳng, khiến bạn trở nên nặng mùi, gây mất thiện với người xung quanh.
Life - Now Let Us (Theo phununet.com)
Comments